vô thường thị thường
phú quý kinh nhân giấc mộng dài
chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
công lao uổng phí một đời ai
- Thiền sư Thanh Đàm
Đúng là bài kệ của một vị Tổ có khác! Thật là chém đinh chặt sắt!
Không biết mình có đang "thấy sang bắt quàng làm họ" không, nhưng mình thật sự cảm thấy rất yêu thích và gần gũi với tinh thần rốt ráo của Ngài.
Thiền sư Thanh Ðàm (1786 - 1848), hiệu Minh Chánh, là một cao tăng sống vào thời nhà Nguyễn, trụ trì chùa Bích Ðộng, nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1810, thiền sư Thanh Đàm xuất gia và tham học nơi Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng pháp húy Khoan Dực Phổ Chiếu, trụ trì Thiền Viện Nguyệt Quang, và là Tổ đời thứ 6 thiền Tào Động Việt Nam.
Sử sách có chép lại rằng, một hôm, thiền sư Thanh Đàm sửa sang y phục, hình sắc nghiêm trang, quỳ gối chắp tay đảnh lễ Tổ Đạo Nguyên, và hỏi Tổ:
Tâm không phải ở trong thân, cũng không phải ở ngoài thân, cũng không phải ở chặng giữa. Vậy tâm rốt cuộc nằm ở đâu?
Thật là một câu hỏi trúng ngay hồng tâm và làm mình chấn động! Lâu nay mình đã nhiều năm dặt dẹo với vấn nạn "tâm bể" tới mức phải viết những lá tâm thư dài ngoằng và lu loa kể khổ với Sư Viên Minh, dù năm đó Sư đã 72 tuổi. Vô cùng thê thảm!
Trở lại với thế kỷ 19, Tổ Đạo Nguyên khi đó đã trả lời cho Thiền sư Thanh Đàm bằng một bài kệ:
tùy thời ứng dụngngộ vật kiến cơtánh bổn như nhưhà quan nội ngoại
dịch:
theo thời ứng dụnggặp vật thấy cơtánh vốn như nhưtrong ngoài chẳng nệ
Về sau, thiền sư Thanh Đàm trở thành vị Tổ thứ 7 của thiền Tào Động Việt Nam.
Hai tác phẩm lớn mà Ngài để lại cho đời là Pháp Hoa Đề Cương (nêu lên Tông chỉ của Kinh Pháp Hoa) và Tâm Kinh Trực Giải. Thiền sư Thanh Đàm là người Việt Nam đầu tiên giải thích Bát Nhã Tâm Kinh.
![]() |
from the series Thirty-six Views of Mount Fuji by Katsushika Hokusai (Japanese, 1760–1849) |
Comments
https://daivienman.wordpress.com/wp-content/uploads/2012/10/phat-qua-khong-thien-dinh.pdf